News
Village house - Sự giao hòa giữa truyền thống và hiện đại
Post at: 09/23/2022
Thiết kế của The Village House mang nét văn hóa nhà ở 3 gian truyền thống. Ngôi nhà có hàng hiên thấp, sử dụng gỗ làm vật liệu chính, lối vào nhỏ, mái nhà dốc, thấp, không gian sân trước vườn sau…, lưu giữ giá trị của những ngôi nhà nông thôn vùng quê Quảng Nam nói riêng và miền Trung nói chung.
Thông tin công trình:
- Tên công trình: The Village House
- Đơn vị thiết kế và thi công: Cia design studio
- Kiến trúc sư chủ trì: Nguyễn Tiến Chung
- Chủ đầu tư: Ung Viết Tuấn
- Vị trí: Thôn Bích Tân, Xã Tam Xuân 1, Huyện Núi Thành, Tỉnh Quảng Nam
- Ảnh: Hoàng Lê
- Diện tích đất : 1490 m2
- Diện tích sàn: 175 m2
- Năm dự án: 2019-2021
Công trình lấy ý tưởng từ nhà ở 3 gian truyền thống. Qua dự án, đội ngũ KTS muốn giao hòa văn hóa kiến trúc bản địa và kiến trúc hiện đại, muốn lưu giữ những giá trị của những ngôi nhà ở nông thôn 3 gian vùng quê Quảng Nam nói riêng và miền Trung nói chung.
Kết hợp những vật liệu bền vững như bê tông cốt thép chịu lực, lợp mái đá tự nhiên, sử dụng gỗ mít ta để làm tường bao che, vách lam che nắng, vách gỗ, trần đóng gỗ keo vàng. Đặc biệt nhóm KTS hạn chế xây tường và sử dụng 50 bộ cửa bức bàn, hàng hiên bọc quanh hồ nước trung tâm giúp kết nối các không gian chặt chẽ.
Không gian bên trong được chia làm 3 gian bao gồm khách và bếp, 3 phòng ngủ, một phòng thờ và 2 phòng vệ sinh. Lấy hồ nước và sân trong làm trung tâm kết nối các không gian lại với nhau bởi một hành lang được xem như là hiên nhà truyền thống, vừa làm khoảng đệm cho các không gian sử dụng, vừa che mưa, che nắng, và hỗ trợ tối đa sự tương tác giữa thiên nhiên với con người, giữa con người với con người. Từ đó tạo sự kết nối tối đa ánh sáng, gió tự nhiên, con người cảm nhận được hơi thở của thiên nhiên tốt hơn. Mọi không gian bên trong công trình đều sử dụng ánh sáng tự nhiên và lấy gió mát từ con sông Tam Kì phía sau thổi vào bởi hệ cửa lùa hướng Đông Bắc. Việc tận dụng lợi thế tối đa các mặt thoáng tiếp xúc tự nhiên nhằm sử dụng khí trời, gió tươi, sử dụng hệ lam đứng và tường dây leo đã cải thiện được bức xạ nhiều trực tiếp từ mặt trời hướng tây.
Mặt bằng bố trí 50 bộ cửa bức bàn giúp gia chủ chủ động trong việt kiểm soát toàn bộ viện đón gió, lấy gió, khắc phục những nhược điểm của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa miền trung, có thể mở nhiều hướng để đón gió theo từng mùa trong năm.
Về hình khối, công trình sử dụng mái dốc mỗi gian hai mái quen thuộc vùng quê, lấy gian thờ làm gian chính nằm ở giữa, bố trí mái có độ dộc cao hơn, đỉnh mái cao tôn lên sự trang nghiêm cho không gian này, mái gian thờ cong ôm lấy hai gian còn lại theo thủ pháp đối xứng giúp liên kết các gian lại với nhau một cách chặt chẽ.
Công trình có khoảng lùi 12m so với đường bê tông chính liên xã, tạo một khoảng sân vườn lớn phía trước nhằm giảm thiểu tác động khói bụi, tiếng ồn, từ xe cộ, có không gian xanh và di dời cổng nhà cũ sang góc bên phải tạo chiều sâu không gian và có khoảng đệm cho công trình.
Đồng thời, ngôi nhà sử dụng tối đa các điều kiện tự nhiên sẵn có như gỗ mít, gỗ keo tràm, đá xanh,… nhằm giảm thiểu tối đa nguồn năng lượng điện, nước. Công trình cũng được xoay về hướng Nam, tổ chức cây xanh, mặt nước giữa công trình nhằm đón gió, đối lưu không khí và hạn chế bức xạ nhiệt vào mùa hè.
Nhóm KTS đã đưa ra đề xuất thiết kế là đảm bảo tất cả không gian sử dụng không sử dụng điện chiếu sáng ban ngày, hoàn toàn không sử dụng quạt, điều hòa, sử dụng điện năng lượng mặt trời, thu nước mưa tái sử dụng cho việc tưới tiêu sân vườn.
Nhờ vào các không gian mở đã giúp cho công trình kiểm soát được toàn bộ ánh sáng sử dụng, tiết kiệm được năng lượng điện chiếu sáng, ban ngày hoàn toàn không sử dụng điện chiếu sáng, ngay cả khi đóng kín cửa thì vẫn có khe sáng trên mái nhà lấy sáng cho không gian bên trong.
Đội ngũ KTS đã “vay mượn” thiên nhiên, không tốn kém chi trả cho thiên nhiên rất nhiều thứ như ánh sáng, gió, cây cối, đá, gỗ, năng lượng điện mặt trời,.. Ngôi nhà trở thành nơi lưu giữ nét văn hóa nhà ở dân gian, sự kết hợp hài hòa với bê tông cốt thép, kính,… giúp khắc phục tối đa nhược điểm của những ngôi nhà ở ba gian truyền thống thiếu ánh sáng bên trong, bền vững với thời gian.
Nhiều hình ảnh văn hóa của nhà ở nông thôn Quảng Nam được lưu giữ tại đây như hình cây cây mai trước nhà, hàng cau xung quanh, lối vào nhỏ lệch bên, gian thờ nằm giữa, mái nhà dốc, hàng hiên thấp có mành che, sân trước- vườn sau, vật liệu gỗ, gian thờ chính giữa ngôi nhà….
Với triết lý thiết kế lấy tự nhiên làm gốc, tận dụng những văn hóa nhà ở sẵn có và khắc phục những nhược điểm nhà ở truyền thống, cho công trình trở nên đặc sắc hơn, hiệu quả hơn, mang lại không những về giá trị tiện nghi sử dụng mà còn lưu giữ giá trị văn hóa nhà ở dân gian Quảng Nam nói riêng, nét văn hóa nhà ở 3 gian cổ truyền nói chung.
CIA Design Studio | The Water House - Ngôi nhà thích ứng khí hậu miền Trung
Post at: 04/25/2022
Ước mơ của người dân miền Trung là có một tổ ấm đầy đủ nắng gió, không gian sinh sống hòa hợp với thiên nhiên nhưng phải thích nghi với tất cả các đặc điểm của khí hậu. Do đó, khách hàng liên hệ với các KTS của CIA Design Studio để hiện thực hoá mong muốn của mình.
THÔNG TIN CÔNG TRÌNH
Diện tích: 175 m2
Thiết kế và Thi công: CIA Design Studio
Kiến trúc sư trưởng: Nguyễn Tiến Chung, Trần Trung
Nhóm thiết kế: Lê Đức Tú Sinh, Trương Vĩnh Hoàn, Trương Hùng Lĩnh, Phan Nguyễn Thanh Trúc.
Chủ đầu tư: Trần Văn Hữu
Năm dự án: 2018
Địa điểm: Xã Tam Anh Nam, Huyện Núi Thành, Tỉnh Quảng Nam
Nhiếp ảnh gia: Quang Dam
THUYẾT MINH BỞI CÁC KTS
Quảng Nam vùng đất miền trung nắng gió quanh năm chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Người dân miền Trung luôn chịu sự tác động của mùa khô hanh kéo dài và một mùa mưa dai dẳng làm cho con người có những thách thức khi nghĩ về ý tưởng xây cho mình một tổ ấm.
Điểm đặc biệt của nhà phố của người Việt là những ngôi nhà rất nhỏ và nó được xây dựng gần nhau. Nếu không có giải pháp thiết kế và giao thông tốt với diện tích 7×25 mét, The Water House sẽ rất tối và ngột ngạt do thiếu ánh sáng và không khí.
Bắt đầu bằng một khối hình chữ nhật, các KTS của CIA Design Studio tách The Water House thành hai khối được kết nối bên ngoài và bên trong bởi không gian đệm bao gồm một hiên nhà và một giếng trời ở trung tâm của ngôi nhà. Không gian chính bao gồm khu vực sinh hoạt và ăn uống cũng như một không gian yên tĩnh nằm trong khối phía sau bao gồm ba phòng ngủ và hai nhà vệ sinh.
Chúng tôi nghiên cứu kỹ từng chi tiết về khí hậu, hướng nắng và quỹ đạo di chuyển của mặt trời. The Water House được đề xuất các giải pháp:
- Thu thập ánh sáng tự nhiên, che ánh sáng mặt trời ở phía tây của công trình chính.
- Lấy gió mát của dòng sông phía sau và đưa hơi nước từ hồ trung tâm làm mát khắp toàn bộ ngôi nhà.
Các KTS đã xẻ một khe sáng dọc theo tường biên phòng khách nhằm lấy ánh sáng nhiều nhất cho không gian sinh hoạt khách và bếp. Không gian này sẽ được thay đổi bởi hệ thống biểu hiện mặt trời của ngày và mùa của năm tạo ra The Water House như một phương tiện kết nối con người và thiên nhiên.
Một số giải pháp chúng tôi tạo ra trong công trình này là:
- Trồng càng nhiều cây càng tốt để ngăn chặn bức xạ nhiệt.
- Sử dụng một hành lang lam che nắng bọc mặt trước và mặt hông công trình.
- Sử dụng các vật liệu tự nhiên như gỗ và đá không chỉ để giảm hấp thụ nhiệt mà còn tăng vẻ đẹp tự nhiên của vật liệu địa phương.
Về khía cạnh nội thất, các ý tưởng từ nội thất cũ mà ông bà đã sử dụng tại địa phương để tạo ra những ý tưởng mới tinh tế hơn nhưng không mất đi bản sắc của nó. Tất cả gỗ sofa, bàn ăn hoặc giường đều được làm từ gỗ tự nhiên.
Ngôi nhà được phủ bằng tấm polycarbonat và dây leo từ trên mái xuống. Chúng tôi đã khai thác triệt để hồ bên hông nhà nhằm đưa lượng hơi nước bốc hơi vào mùa hè này đi khắp công trình. Ngoài ra, cửa trượt bằng gỗ được sử dụng để cho phòng khách rộng rãi và thông thoáng hơn.
Cánh cửa trượt còn giúp tạo ra một cái nhìn tuyệt vời để chiêm ngưỡng cảnh quan. Không gian này trở thành không gian 2 trong 1. Tất cả các phòng đều sử dụng ánh sáng tự nhiên vào ban ngày để giảm lượng điện tiêu thụ.
Một công trình mà các KTS của CIA Design Studio đã giải quyết được bài toán liên kết giữa con người với thiên nhiên, đặc biệt là tiết kiệm diện tích sử dụng hết mức để có được những không gian xanh. The Water House là công trình vừa giúp tiết kiệm năng lượng vừa tạo được kết nối với vật liệu truyền thống của địa phương.
LIÊN HỆ TƯ VẤN THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG: 0974.044.842
The Village House - Công trình kiến trúc xanh của năm 2022
Post at: 03/23/2022
The Village House là sự giao hòa văn hóa kiến trúc bản địa và kiến trúc hiện đại, lấy thiết kế tự nhiên làm gốc, tận dụng những văn hóa nhà ở sẵn có và khắc phục những nhược điểm nhà ở truyền thống. Công trình không chỉ mang lại những giá trị tiện nghi sử dụng mà còn lưu giữ giá trị văn hóa nhà ở dân gian Quảng Nam nói riêng, nét văn hóa nhà ở 3 gian cổ truyền nói chung.
Công trình được lấy ý tưởng từ nhà 3 gian truyền thống. Không gian bên trong được chia làm 3 gian bao gồm khách và bếp, 3 phòng ngủ, một phòng thờ và 2 phòng vệ sinh. Đội ngũ KTS thiết kế muốn lưu giữ rất nhiều hình ảnh văn hóa của nhà ở nông thôn Quảng Nam như hình cây cây mai trước nhà, hàng cau xung quanh, lối vào nhỏ lệch bên, gian thờ nằm giữa, mái nhà dốc, hàng hiên thấp có mành che, sân trước – vườn sau, sử dụng gỗ làm vật liệu chính, gian thờ chính giữa ngôi nhà….
Kết hợp những vật liệu bền vững như bê tông cốt thép chịu lực, lợp mái đá tự nhiên, sử dụng gỗ mít ta để làm tường bao che, vách lam che nắng, vách gỗ, trần đóng gỗ keo vàng , đặc biệt đội ngũ KTS hạn chế xây tường và sử dụng 50 bộ cửa bức bàn , hàng hiên bọc quanh hồ nước trung tâm giúp kết nối các không gian chặt chẽ.
Mặt bằng bố trí 50 bộ cửa bức bàn giúp gia chủ chủ động trong việc kiểm soát toàn bộ viện đón gió, lấy gió, khắc phục những nhược điểm của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa miền trung, có thể mở nhiều hướng để đón gió theo từng mùa trong năm.
Mọi không gian bên trong công trình đều sử dụng ánh sáng tự nhiên và lấy gió mát từ con sông Tam Kì phía sau thổi vào bởi hệ cửa lùa hướng đông bắc. Tận dụng lợi thế tối đa các mặt thoáng tiếp xúc tự nhiên nhằm sử dụng khí trời, gió tươi, sử dụng hệ lam đứng và tường dây leo đã cải thiện được bức xạ nhiều trực tiếp từ mặt trời hướng tây. Đảm bảo tất cả không gian sử dụng không phải sử dụng điện chiếu sáng ban ngày, hoàn toàn không sử dụng quạt, điều hòa mà sử dụng điện năng lượng mặt trời, thu nước mưa tái sử dụng cho việc tưới tiêu sân vườn.
Về hình khối, công trình sử dụng mái dốc mỗi gian hai mái quen thuộc vùng quê, lấy gian thờ làm gian chính nằm ở giữa, bố trí mái có độ dộc cao hơn, đỉnh mái cao tôn lên sự trang nghiêm cho không gian này, mái gian thờ cong ôm lấy hai gian còn lại theo thủ pháp đối xứng giúp liên kết các gian lại với nhau một cách chặt chẽ.
Công trình có khoảng lùi 12m so với đường bê tông chính liên xã, tạo một khoảng sân vườn lớn phía trước nhằm giảm thiểu tác động khói bụi, tiếng ồn, từ xe cộ,có không gian xanh và di dời cổng nhà cũ sang góc bên phải tạo chiều sâu không gian và có khoảng đệm cho công trình.
Nhờ vào các không gian mở đã giúp cho công trình kiểm soát được toàn bộ ánh sáng sử dụng, tiết kiệm được năng lượng điện chiếu sáng, ban ngày hoàn toàn không sử dụng điện chiếu sáng, ngay cả khi đóng kín cửa thì vẫn có khe sáng trên mái nhà lấy sáng cho không gian bên trong.
LIÊN HỆ TƯ VẤN VÀ THI CÔNG: 0905.670.105
Thông tin công trình:
- Tên công trình: The Village House
- Đơn vị thiết kế và thi công: Cia design studio
- Kiến trúc sư chủ trì: Nguyễn Tiến Chung
- Chủ đầu tư: Ung viết Tuấn
- Vị trí: Thôn Bích Tân, Xã Tam Xuân 1, Huyện Núi Thành, Tỉnh Quảng Nam
- Ảnh: Hoàng Lê
- Diện tích: 175 m2 sàn/1490 m2 diện tích đất
- Năm dự án: 2019-2021
Thiết kế nhà phố 4 tầng tràn ngập không gian xanh Đà Nẵng
Post at: 07/26/2017
Project name: Balcony in House
Architects : C.i.a Design Studio
Location : Đặng Dung, Liên Chiểu, Đà Nẵng.
Design Team: Nguyễn Tiến Chung, Trần Trung
Area: 285m2
Project Year: 2017
Status: Thiết kế & Thi công.
Ngôi nhà nằm ở vị trí gần chợ, trong một con hẻm nhỏ, tương phản với bối cảnh xung quanh, lộn xộn về kiến trúc, chật hẹp về tầm nhìn, căn nhà hiện
hữu một cách độc lập, tối giản trong đường nét, hình khối, màu sắc,vật liệu.
Mẫu thiết kế nhà phố là nơi cư trú của gia đình 2 thế hệ gồm 6 thành viên, chủ nhà là người khá trẻ tuổi và đặc biệt….
Trong một buổi chiều gặp gỡ, chủ nhà tâm sự rằng họ rất yêu thiên nhiên và thích sống ở những nơi mà mang lại cảm giác thanh bình, trong lành.
Vì vậy ngôi nhà của họ ngoài việc phải đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của tất cả thành viên còn chứa đầy nắng, đầy gió và đặc biệt là cây xanh phải được trồng khắp mọi nơi. Câu chuyện được kể ra tưởng chừng khó nhưng thực sự lại rất thú vị… Đó là khởi đầu cho những ý tưởng vượt ra khỏi ranh giới của tự nhiên.
Với triết lý : “Mang thiên nhiên vào không gian sống” dựa trên những mong muốn đó chúng tôi phác thảo nên hình khối cơ bản bằng cách đưa phần diện tích ban công vốn hay để ngoài mặt tiền vào bên trong lõi nhà nhằm mở rộng tối đa diện tích thông tầng để lưu thông gió, lấy sáng tự nhiên, đồng thời tạo nên một hệ sinh thái thực vật xanh mướt chạy dài theo trục từ tầng trệt lên giếng trời.Thiết kế hoàn toàn thụ động chỉ sử dụng một số thủ pháp đơn giản trong việc sử dụng vật liệu và bố trí không gian lệch tầng. Ngôi nhà luôn được đón ánh sáng và thông gió tự nhiên, nhờ vậy giảm thiểu thời gian sử dụng đèn chiếu sáng nhân tạo và thiết bị làm mát cơ học. Không gian thông tầng và hệ sinh thái cây xanh tạo nên một luồng không khí tươi mát lan tỏa xuyên suốt theo trục xương sống của ngôi nhà.
"Balcony in House" thực sự biến ngôi nhà trở thành một chốn hưởng lạc gần gũi với thiên nhiên, hồ nước, cây xanh, ánh nắng và gió tự nhiên....Đồng thời đánh dấu sự phát triển của lối thiết kế công trình xanh ở Đà Nẵng với sự thống nhất, mạch lạc giữa hình thức kiến trúc, nội thất, và vật liệu sử dụng đậm chất thô mộc tạo nên một không gian sống tràn ngập thiên nhiên.
Không gian xanh tập trung ở giếng trời cung cấp cho luồng không khí sạch cho ngôi nhà, từ đó thâm nhập vào các phần khác nhau thông qua cầu thang mở, đảm bảo cho mỗi không gian phòng đều tiếp xúc trực tiếp với tự nhiên.
Mặt tiền nhà đẹp được thiết kế theo ngôn ngữ kiến trúc hiện đại kết hợp với giải pháp che chắn nắng bằng lớp vỏ cây xanh, giúp giảm phần lớn lượng ánh sáng chiếu trực tiếp vào giờ nắng đỉnh điểm.
Phòng khách thiết kế hiện đại theo phong cách tối giản kết hợp sử dụng vật liệu tự nhiên mang lại cảm giác gần gũi và thông thoáng.
Phòng ngủ thiết kế độc đáo với tông màu nhẹ nhàng, không gian phân chia hợp lý và tối ưu hóa mọi tiện nghi sử dụng.
Concept
Nghiên cứu bóng đổ mặt trời lên công trình vào các mùa trong năm.
Điểm thú vị khác trong công trình là tất cả các vật liệu hoàn toàn tự nhiên và thô mộc từ trần bê tông mài, gỗ ballet, đến đá chẻ ốp lát chúng tôi lấy từ mỏ đá cách đó tầm 3km. Tất cả đều lấy cảm hứng từ tự nhiên và được sử dụng để đáp trả lại tự nhiên , chúng ta cho đi và nhận lại phần mà mình xứng đáng được nhận!
"Balcony in house" tại Đà Nẵng là một viên ngọc thực sự đánh dấu bản chất kiến trúc mới ở Việt Nam. Các thiết kế thống nhất của ngoại thất và nội thất tạo ra ánh sáng tự nhiên, vật liệu nhẹ nhàng, không gian mời gọi, và một môi trường sống lành mạnh.
Con đường thông minh tạo ra năng lượng từ gạch lát
Post at: 07/26/2017
Lần đầu tiên trên thế giới, một con đường có thể tạo ra năng lượng từ chính những bước chân của người đi bộ. Trọng lượng của họ tác động lên những tấm gạch lát, tạo ra điện năng. Và điện năng này sẽ được sử dụng để thắp sáng đường phố.
Công ty Công nghệ Pavegen đã biến West End ở Luân Đôn đã trở thành “con đường thông minh” đầu tiên trên thế giới. Con đường này tạo ra năng lượng khi người đi bộ bước vào các tấm lát. Hệ thống sử dụng máy phát điện cảm ứng điện từ, chuyển đổi động năng thành năng lượng điện khi những viên gạch lún xuống theo trọng lượng của người đi bộ.
Mặt đường thông minh mới có tổng diện tích 107 feet vuông, kéo dài dọc theo đường Bird Street. Nó tạo ra năng lượng đủ để vận hành đèn đường, máy phát Bluetooth và loa phát thanh. Con đường cũng được kết nối với một ứng dụng trên điện thoại thông minh, thông báo cho người đi bộ biết họ đã tạo ra bao nhiêu năng lượng và khuyến khích họ thực hiện nhiều hơn bằng cách tặng phiếu mua hàng.
Công ty Công nghệ Pavegen đã hoạt động từ năm 2009 và làm việc ở hơn 150 dự án trên toàn thế giới. Các dự án trước đây của họ bao gồm các tấm panel thông báo trên sân vận động ở Rio de Janeiro và Washington D.C. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên họ thực hiện “đường phố thông minh” ở London.
Nguồn: arch2o